Analyzing Statistical Data With Colleagues

KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO MÀ MỌI NHÀ QUẢN LÝ KẾ TOÁN VÀ TÀI CHÍNH NÊN CÓ

Công việc của một nhà lãnh đạo tài chính bao gồm việc dẫn dắt đội ngũ cũng như đảm bảo hiệu quả về chiến lược tài chính của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây tổng hợp các kỹ năng lãnh đạo các nhà quản lý kế toán cần trang bị để thành công ở cả hai khía cạnh này.

Rất nhiều người nghĩ rằng các chuyên môn về tài chính và nhạy về các con số là yếu tố quyết định lựa chọn người tài cho vị trí CFO, tuy nhiên năng lực lãnh đạo mới chính là năng lực quyết định thành công của những người ở vị trí này. Thật không may đay cũng là yếu điểm mà đa số chuyên gia tài chính đang phải đối mặt.

Nhưng kỹ năng tưởng như đơn giản như truyền đạt trước đám đông và gửi thông điệp qua văn bản là thử thách đối với người làm ở lĩnh vực tài chính. Nếu một chuyên viên kế toán và có được đề bạt lên vị trí cao hơn, họ sẽ rất cần phải trau dồi khả năng của mình với tư cách là một nhà lãnh đạo.

Tập trung vào việc xây dựng các kỹ năng và năng lực lãnh đạo cần thiết với tư cách là người quản lý các chuyên gia tài chính và kế toán sẽ giúp bạn tiến xa trên con đường sự nghiệp của mình. Sau đây là các năng lực lãnh đạo các nhà quản lý tài chính cần trang bị:

1. Lãnh đạo chiến lược tổ chức

Theo mô hình năng lực CGA, kỹ năng lãnh đạo là một thành phần không thể thiếu trong công việc của CFO, bất kể lĩnh vực hay vai trò của họ. Cụ thể, một CFO phải thúc đẩy tổ chức, quản lý sự thay đổi và gia tăng hiệu suất làm việc đội ngũ như một phương tiện giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình.

Quản lý kế toán thường được coi là những nhà lãnh đạo tài chính có ảnh hưởng đến định hướng chiến lược và sự phát triển của các tổ chức mà họ phục vụ. Các nhà quản lý kế toán phải có kỹ năng ra quyết định chiến lược và thúc đẩy giá trị của công ty.

Khi hầu hết mọi người nghĩ về kế toán, họ nghĩ về những con số chứ không phải các nhà lãnh đạo. Nên kỹ năng lãnh đạo thường không được chú trọng.

2. Đào tạo và cố vấn

Để thăng tiến trong sự nghiệp, các chuyên viên tài chính cần có khả năng xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình, cùng với một số mục tiêu và tiêu chuẩn nghề nghiệp. Khi đã đạt được mức độ thành công tương đối và ở vị trí quản lý đội ngũ, họ sẽ cần có khả năng áp dụng năng lực tương tự để lập kế hoạch và định hướng nghề nghiệp cho cấp dưới của mình.

Để quản lý một đội ngũ hiệu quả và đảm bảo rằng mỗi thành viên đạt được tiềm năng của mình, nhà lãnh đạo phải nhận ra điểm mạnh của họ và cung cấp sự trợ giúp và nguồn lực mà họ cần để cải thiện các khía cạnh cần hoàn thiện. Để được xem là một huấn luyện viên có năng lực và đáng tin cậy, nhà lãnh đạo cần trao quyền và thúc đẩy nhân viên. Điều đó có nghĩa là xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng để đội ngũ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ mục tiêu nghề nghiệp của mình với nhà lãnh đạo.

3. Giá trị đạo đức

Một phần quan trọng của việc trở thành một người quản lý giỏi là tạo ra các kết nối vững chắc với đội ngũ. Một cách để tạo liên kết với đội ngũ để chứng minh cho họ thấy rằng bạn là một nhà lãnh đạo có đạo đức và hoàn toàn có thể tin tưởng trong bất kỳ việc gì.

Các CFO thường được coi là những nhà lãnh đạo tài chính có ảnh hưởng đến định hướng chiến lược và sự phát triển của các tổ chức mà họ phục vụ. Nên niềm tin về đạo đức là rất quan trọng để lựa chọn tài năng cho vị trí này.

4. Lãnh đạo liên chức năng

Là một người lãnh đạo tài chính, bạn sẽ được giao nhiệm vụ giao dịch với các bộ phận khác nhau của công ty. Do đó, điều quan trọng là bạn phải có khả năng kết nối và nhận được sự tôn trọng của những người có nền tảng chuyên môn khác nhau. Nếu những cuộc trò chuyện của bạn chỉ giới hạn ở những con số cứng ngắc, bạn sẽ không bao giờ thành công trong việc giành được ghi nhận từ các bộ phận khác.

Các CFO không cần phải là người có khả năng ngoại giao nhất để quản lý mọi người trong công việc kế toán, nhưng họ cần phải sở hữu một số kỹ năng lãnh đạo quan trọng để tạo sự ảnh hưởng đến những quyết định quan trọng về chiến lược tài chính của toàn tổ chức.

Nguồn: Finding Clarity

Chia sẻ bài viết: